Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

cach-giam-dau-bung-kinh-2

Khi đến ngày đèn đỏ, nhiều chị em phải chịu đựng những cơn đau bụng kéo dài một vài ngày hoặc tệ hơn là suốt chu kỳ. Nhưng làm cách nào để giảm đau bụng kinh? Để giúp chị em giảm thiểu cơn đau một cách nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà, Siêu Thị Ngải Cứu xin giới thiệu cách giảm đau bụng kinh qua bài viết dưới đây.

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh chỉ đơn giản là một hiện tượng sinh lý bình thường sảy ra ở chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản thôi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau bụng kinh này sẽ có các mức độ khác nhau, có người thì chỉ bị đau nhè nhẹ, âm ỉ trong thời gian ngắn thôi, nhưng cũng có người bị đau dữ dội, vật vã trong ngày hành kinh.

dau-bung-kinh

Người bị bệnh đau bung kinh thường có các dấu hiệu sau:

  • Đau âm ỉ, đau từ nhẹ rồi trở nên dữ dội, kèm với đó là hiện tượng đau lưng, mỏi lưng. Thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên của chu kỳ. Có thể giảm dần sau 2 đến 3 ngày tiếp theo.
  • Kinh nguyệt có thể có 1 số cục máu đông.
  • Luôn mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Thậm chí có nhiều chị em còn bị ngất xỉu vì quá đau.
  • Buồn nôn, chân tay bủn rủn, khó chịu , tiêu chảy, toát mồ hôi.

2. Các nguyên nhân gây đau bụng kinh

nguyen-nhan-dau-bung-kinh

  • Do cơ thể tiết ra lượng hormone Prostaglandin (PG) quá nhiều khi đến chu kỳ sinh lý: Prostaglandin (PG) là loại hormone khiến chúng ta có thể cảm nhận được cơn đau hoặc quá trình viêm. Vì vậy, Prostaglandin trong máu càng cao thì cơn đau bụng kinh càng dữ dội hơn.
  • Do tử cung co thắt quá lớn: Trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ tự bong ra và lắng xuống lòng tử cung. Lúc này, các cơ trơn tử cung sẽ thực hiện co bóp để đẩy hết lớp niêm mạc tử cung cùng với tế bào trứng không được thụ tinh ra bên ngoài tạo thành máu kinh. Nếu lực co thắt quá mạnh sẽ gây ra cơn đau bụng đột ngột khiến chị em rất khó chịu.
  • Do tử cung bị dị tật: Một số chị em phụ nữ gặp phải tình trạng dị tật ở tử cung như tử cung ngả trước; tử cung ngả sau; hẹp tử cổ tử cung… khiến máu kinh khó thoát ra bên ngoài và gây đau bụng kinh dữ dội.
  • Do các bệnh lý: Cơn đau bụng kinh dữ dội bất thường và kéo dài trong nhiều tháng không tự khỏi cũng có thể là do các bệnh lý phụ khoa gây nên như: lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến nội mạc tử cung; u xơ tử cung; viêm vùng chậu; u nang buồng trứng…
  • Do stress, thần kinh căng thẳng hoặc bị ảnh hưởng tâm lý mạnh trong những ngày hành kinh.
  • Do chế độ ăn không phù hợp: Trong những ngày có kinh chị em ăn nhiều thức ăn lạnh hoặc sử dụng đồ uống không có lợi như các chất kích thích; đồ uống có chứa cồn…cũng làm cho tình trạng đau bụng kinh trở nên nặng hơn.

Việc nắm được các nguyên nhân gây đau bụng kinh là cách để chị em có cách giảm đau bụng kinh kịp thời và hiệu quả.

3. Cách giảm đau bụng kinh

cach-giam-dau-bung-kinh-1

Đau bụng kinh ở phụ nữ được chia làm 2 dạng: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Trong đó, đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng đau bụng kinh xảy ra ở phụ nữ chưa kết hôn và sinh con. Đối với các trường hợp này thì chị em có thể áp dụng một số mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà; cơn đau sẽ giảm dần.

Đau bụng kinh thứ phát là tình trạng đau bụng xảy ra ở phụ nữ đã kết hôn và sinh con. Thông thường, các trường hợp này khi bị đau bụng kinh sẽ có liên quan đến một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung; viêm tắc vòi trứng; u xơ tử cung u nang buồng trứng….thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

3.1. Chườm nóng vùng bụng dưới

chuom-nong-bung

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ ở mức 40 độ C giúp giảm đau bụng kinh. Vì vậy, cách đơn giản và dễ làm nhất chính là giữ ấm bụng để làm giảm đau bụng kinh. Chị em nên dùng túi cao su hoặc bình thủy tinh chườm nước ấm ở vùng bụng dưới. Nhưng lưu ý nhiệt độ của nước chỉ nên ở mức vừa phải tránh gây bỏng. Ngoài túi chườm nóng, đai chườm nóng lưng bụng ngải cứu cũng giúp làm giảm đau bụng kinh nhanh chóng. Sản phẩm có cơ chế làm nóng bằng điện nên sử dụng rất dễ dàng và tiện lợi, thời gian giữ ấm được lâu.

3.2. Dùng gừng để giảm đau

Gừng có tính nóng, từ lâu đã được sử dụng trong những bài thuốc dân gian để trị nhiều chứng bệnh. Gừng cũng có tác dụng xoa dịu tình trạng đau bụng kinh. Bạn có thể nấu trà gừng, ăn cơm trộn mật ong và gừng tươi, hoặc rửa sạch, giã nhuyễn/xắt lát gừng rồi đắp lên vùng bụng dưới độ 5 phút.

tra-gung

3.3. Tăm nước nóng, uống nước ấm

Trong những ngày này, uống nước ấm cũng là một cách giúp cơn đau dịu xuống vì nước ấm giúp giãn cơ, tránh co thắt, đồng thời thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra việc tắm nước nóng cũng có tác dụng giảm đau, giúp cơ thể dễ chịu, máu huyết lưu thông.

3.4. Vệ sinh vùng kín

Trong kỳ kinh, do lúc này cô bé khá yếu và nhạy cảm nên nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ dễ thâm nhập gây nên bệnh phụ khoa khiến đau bụng kinh nguyệt. Vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín là quan trọng. Chị em nên thay băng thường xuyên, vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đồng thời nên tránh quan hệ trong những ngày đèn đỏ.

3.5. Massage vùng bụng

massage-bung-giam-dau-bung-kinh

Massage nhẹ nhàng vùng bụng cũng giúp giảm đau bụng kinh. Sau đây là một số kỹ thuật massage mà bạn có thể áp dụng để vượt qua kỳ kinh nguyệt một cách dễ chịu:

  • Đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng và bắt đầu vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng. Thực hiện 30 lần.
  • Đặt ngón trỏ và ngón giữ của cả 2 bàn tay ngay trên rốn, ấn xuống bụng. Vẽ một hình trái tim, di chuyển lên trên, sang ngang và xuống dưới, kết thúc hình trái tim ngay bên dưới rốn. Sau đó, di chuyển ngón tay trở lại phía trên. Lặp lại 20-30 lần.
  • Áp bàn tay vào lưng, phía dưới xương sườn. Bắt đầu di chuyển bàn tay xuống dưới, kèm theo chút ấn nhẹ, cho tới khi bạn tới vị trí xương cụt. Lặp lại khoảng 30 lần.
  • Xoa phần bụng dưới bằng cả 2 tay khoảng 30 lần.
  • Xoa bóp bụng bằng nắm tay trong khoảng 30 giây.

4. Đau bụng kinh nên ăn gì?

4.1. Các loại thực phẩm nên tránh

khong-nen-uong-trong-ky-kinh-nguyet

  • Đồ ăn quá mặn, cay.
  • Đồ ăn lạnh: kem, nước đá, đồ đông lạnh..
  • Đồ ăn nhiều chất béo.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước uống có gas…

4.2. Các loại thực phẩm nên sử dụng

nen-an-trong-ky-kinh-nguyet

  • Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau, đậu, trái cây, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu phộng, cải bó xôi, măng tây, bí đỏ, bơ, bông cải xanh…
  • Thực phẩm giàu sắt: các loại hạt, ngũ cốc, bông cải xanh, rau lá xanh đậm…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: các loại rau củ quả nhiều màu như: củ cải đường, quả mọng, cam, rau bina…
  • Thực phẩm giàu axit béo thiết yếu do có tính giảm viêm. Có thể bổ sung qua dạng viên uống hoặc thực phẩm tự nhiên như cá mòi, cá hồi, cá trích, hạt chia, óc chó…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *