Theo PGS.TS. BS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp, Bệnh Viện Bạch Mai), bệnh xương khớp không chỉ là người già mà người trẻ, thậm chí cả trẻ em cũng mắc phải. Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Ngoài nguyên nhân do quá trình thoái hóa tự nhiên diễn ra, phần lớn bệnh lý phát sinh là do những thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp.
Để tránh mắc phải những căn bệnh liên quan tới xương khớp thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là những thói quen có tác động xấu, làm giảm tuổi thọ của xương khớp mà nhiều người hay mắc phải.
1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
Nhiều người lầm tưởng chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến hệ xương khớp nhưng đây lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Những thực phẩm gây mất canxi là thực phẩm nhiều đạm như thịt, nội tạng, muối, đường, nước uống có ga,… Đây là những loại cần hạn chế.
Cũng không nên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất nicotine có trong thuốc lá làm hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của đĩa đệm và cản trở chất dinh dưỡng đến các khớp và các cơ. Ngoài ra nó còn đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, ảnh hưởng xấu đến cột sống và gây đau lưng.
2. Bẻ khớp
Khi bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động dễ gây tổn thương, phá hủy các cấu trúc sụn khớp, cấu trúc dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp.
Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên. Đồng thời cũng có thể gây ra nhưng tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng. Bẻ khớp còn khiến bạn có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, hay thoát vị nhân đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh,…
3. Đi giày cao gót
Giày cao gót giúp tăng chiều cao cơ thể, tạo dáng đẹp. Tuy nhiên, khi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi. Triệu chứng sẽ là đau lưng, đau bắp chân hay đau phần trên của gót chân. Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.
Bằng việc nâng cao gót chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể bình thường chịu lực qua xương gót to và dày thì lại chuyển qua chịu trên xương bàn và các ngón chân vốn dĩ mỏng hơn và nhỏ hơn. Nghiên cứu cho thấy độ cao của đế giày cứ tăng mỗi 2,5cm thì áp lực lên bàn chân trước tăng 22 – 25%. Do đó mang giày cao 7cm, áp lực xương bàn phải chịu là 175% mức bình thường. Việc này rất dễ gây thoái hóa khớp bàn ngón, nhất là ngón cái.
Mũi giày càng nhỏ hẹp sẽ ép các ngón chân lại với nhau gây vẹo ngón cái ra ngoài, lâu ngày gây biến dạng ngón cái và các ngón khác. Ngoài ra, việc ép các ngón chân ở mũi giày gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh gây đau hay phì đại các nhánh thần kinh vùng bàn chân.
Tóm lại, tránh mang giày cao gót quá lâu, khi chọn mua giày không nên chọn đế quá cao, phần mũi giày không nên ép các ngón chân quá chật, chất liệu da giày nên mềm mại và không gây kích ứng.
4. Ngồi làm việc quá lâu trong văn phòng
Điều này khiến cho nhiều bộ phận trên cơ thể rất dễ bị thoái hóa chứ không riêng gì xương khớp. Thói quen ngồi lâu, liên tục trên 2 giờ làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống khiến chúng ta có tư thế khòm lưng và cúi ra trước làm căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau đốt sống. Từ đó sẽ gây đau và nếu kéo dài sẽ làm cột sống không vững dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
>> Đai chườm nóng vai gáy ngải cứu – “Bạn tri kỉ” cho dân văn phòng hay đau mỏi vai, gáy, cổ
Do đó, nên hạn chế ngồi làm việc lâu quá 2 giờ. Mọi người nên nghỉ giải lao 5-10 phút sau khoảng 45 – 60 phút ngồi làm việc, tranh thủ đi lại, tập thể dục, đi bộ, tập các bài tập đơn giản về cơ cột sống sẽ giúp phòng ngừa đau thắt lưng và mỏi mệt. Ngoài ra, duy trì lối sống năng động rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Nên chọn một môn thể thao yêu thích và kiên trì thực hiện nó đều đặn,…
>> Đai chườm nóng lưng bụng ngải cứu – Giảm đau lưng, đau bụng 2 trong 1
5. Ngồi xổm, leo cầu thang, bắt chéo chân hay bó chân
Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày. Bộ phận này chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi. Lúc đi bộ, lực này tác động bằng khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể. Khi leo cầu thang lực này gấp 3 – 4 lần trọng lượng cơ thể. Và khi ngồi xổm, lực này gấp 7 – 8 lần trọng lượng cơ thể.
>> Đai chườm nóng khớp gối ngải cứu – “Khắc tinh” của bệnh đau chân, mỏi gối
Do vậy thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi. Ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân hay ngồi bó chân toàn là những thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp. Cách tốt nhất là thường xuyên tập luyện cơ tứ đầu đùi và tránh những thói quen này. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa lên xuống cầu thang hay khiêng vác lên cầu thang.
6. Dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định
Một lý do đáng lưu ý khác được xuất phát từ việc dùng thuốc giảm đau không đúng. Trong nhóm thuốc giảm đau kháng viêm thì tác dụng phụ viêm dạ dày là hay gặp nhất. Nguy cơ tim mạch, bệnh thận từ thuốc giảm đau cũng được ghi nhận với nhóm NSAID.
Nhóm thuốc kháng viêm mạnh như: corticoid có hiệu quả cao, nhưng dùng lâu dài sẽ gây loãng xương và lệ thuộc thuốc, gây hội chứng Cushing do thuốc. Do vậy, nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
7. Tập luyện quá sức
Đúng là tập thể dục, thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Nhưng việc tập luyện quá nhiều cũng gây hại đến xương khớp. Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do ngã và tổn hại đến hệ khớp.
Các chuyên gia nhấn mạnh, bệnh lý về khớp là bệnh mạn tính, kéo dài. Khi có dấu hiệu đau các khớp cần đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cần lưu ý thăm khám đúng định kỳ và duy trì sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Không tự động bỏ điều trị, ngay cả các trường hợp bệnh ổn định.
8. Lười vận động
Lười vận động là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp. Theo một số nghiên cứu khoa học, Việt Nam là một trong 10 nước có tỉ lệ người lười vận động nhất trên thế giới. Thói quen lười vận động sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, đái tháo đường, béo phì, đặc biệt là các bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống…
Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút thực hiện những bài tập thể dục đơn giản, không chỉ rất hữu ích cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe như: bơi lội, đạp xe, đá bóng, cầu lông, võ thuật, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh…
9. Giảm cân quá nhanh
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy tác dụng phụ của việc giảm béo đột ngột, kém an toàn chính là hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì khi giảm cân quá nhanh khiến sự liên kết của lớp mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo. Đó là lý do vì sao mà trong một số trường hợp xảy ra sự cố như: ngã, trượt chân, thậm chí là gãy xương. Điều này cũng lý giải vì sao những người sau khi giảm cân lại yếu và dễ mắc bệnh loãng xương.
Siêu thị Ngải Cứu là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng, đối tác trên cả nước. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nhập khẩu các sản phẩm Đông Y Trung Quốc với chứng nhận chính hãng, bảo hành đầy đủ và đội ngũ nhân viên am hiểu sản phẩm. Liên hệ Hotline 0886698946 để được tư vấn về sản phẩm. Tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác tại đây.