Các phương pháp điều trị bằng nhiệt nóng, nhiệt lạnh phổ biến

tac-dung-cua-nhiet-nong-1

Điều trị bằng nhiệt được sử dụng rất nhiều trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Có 2 loại nhiệt được dùng, đó là nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Trong bài trước Siêu Thị Ngải Cứu đã liệt kê cho các bạn những tác dụng của nhiệt nóng – lạnh trong điều trị bệnh. Các bạn có thể xem tại đây. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị bằng nhiệt thường được sử dụng.

1. Các phương pháp điều trị bằng nhiệt nóng

1.1. Paraffin

Paraffin là một hỗn hợp có nhiều hydrocarbua từ dầu hỏa. Paraffin dùng trong điều trị là loại tinh khiết, trung tính, màu trắng, không độc. Nhiệt độ của khối paraffin nóng giảm rất chậm nên có thể truyền cho cơ thể một lượng nhiệt lớn trong thời gian tương đối dài. Do vậy, nhiệt do paraffin truyền có thể vào tương đối sâu. Nhiệt do paraffin cung cấp là nhiệt ẩm. Tức là khi ép miếng paraffin nóng vào da sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, nhưng mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho da luôn ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây bốc hơi mồ hôi làm cho da khô và giòn).

paraffin

1.2. Các loại túi nhiệt

Là các túi cao su hoặc polime bên trong đựng các chất tạo nhiệt dùng để chườm đắp vào vị trí đau. Người ta thường dùng các chất tạo nhiệt như sau:

  • Túi paraffin: cho paraffin vào túi, đuổi hết khí rồi dán kín, khi dùng đem túi ngâm vào nước nóng 80°C cho đến khi paraffin nóng chảy hết thì lấy ra để một lát cho lớp ngoài nguội bớt thì dùng.
  • Túi nước: là phương pháp đơn giản nhất có thể sử dụng các túi sẵn có, đổ nước ấm 40-54°C vào túi, bịt miệng túi rồi chườm đắp lên chỗ đau.
  • Túi silicat: dùng silicat khô cho vào túi vải, khi ngâm vào nước các phân tử silicat hút nước làm túi phồng ra, khi đó đem túi đun trong nước cho đến nhiệt độ 50-60°C thì đem ra dùng. Sau điều trị treo túi ở nơi khô thoáng cho cát khô.
  • Túi gel đặc biệt: trong túi chứa một loại chất gel đặc biệt, bình thường ở dạng lỏng bên trong có một nút bấm tạo phản ứng dây chuyền. Khi dùng đem bấm nút trong túi để tạo phản ứng sinh nhiệt làm túi nóng lên đồng thời chất gel bị kết tủa thành chất bột mềm, khi túi nguội đem đun túi trong nước sôi cho đến khi chất kết tủa trở lại hoàn toàn trạng thái lỏng ban đầu thì đem ra dùng.

tac-dung-cua-nhiet

1.3. Nước nóng

Dùng nước nóng nhân tạo hoặc nước nóng tự nhiên ở các suối nước nóng. Ngâm tắm nước nóng ngoài các tác dụng như cải thiện chức năng tuần hoàn, hô hấp, thư giãn thần kinh, thư giãn cơ,… còn là một biện pháp có hiệu quả trong điều trị các chứng đau mạn tính ở nhiều vị trí trong cơ thể như: viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp…

1.4. Nhiệt bức xạ – hồng ngoại

Bức xạ hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000 nm đến 760 nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt.

Do đó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt, vùng da chịu tác động nhiệt của hồng ngoại sẽ dãn mạch đỏ da giống như các phương pháp nhiệt khác, nên có tác dụng giảm đau chống viêm mạn tính, thư giãn cơ. Độ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể nhìn chung là rất kém, chỉ khoảng 1-3 mm.

hong-ngoai-tri-lieu

1.5. Nội nhiệt – sóng ngắn và vi sóng

Sóng ngắn, vi sóng là những bức xạ sóng điện từ. Khác với các phương pháp nhiệt bề mặt chỉ tác dụng nhiệt ở nông, nhiệt do sóng ngắn, vi sóng tạo ra là nhiệt sâu, hay nhiệt khối, còn gọi là nội nhiệt, tức là năng lượng lý học trực tiếp truyền theo 3 chiều của khối tổ chức, năng lượng này chuyển thành nhiệt.

Nhiệt khối làm cho cơ thể dễ chịu (hợp sinh lý) hơn nhiệt bề mặt. Khả năng sinh nhiệt của tổ chức dưới tác dụng của sóng ngắn phụ thuộc vào hằng số điện môi và dung kháng của tổ chức đó. Nếu tổ chức có nhiều nước và điện giải thì khả năng sinh nhiệt càng cao, ngược lại tổ chức có hàm lượng nước và điện giải thấp thì khả năng sinh nhiệt kém. Ví dụ: khi dùng dòng cao tần 2450 MHz thì nhiệt độ của các tổ chức tăng lên như sau: mô cơ là 50-52°C, mô gan là 43-45°C, mô da là 40-43°C.

song-ngan-tri-lieu

1.6. Nhiệt cơ học – siêu âm

Âm là những giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở. Tai người có thể nghe được những sóng âm trong phạm vi giai tần 20-20.000 Hz. Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm, trên 20.000 Hz gọi là siêu âm; đây là hai vùng âm mà tai người không thể nghe được.

Trong điều trị người ta dùng siêu âm có tần số 0,7-3 MHz, trong chẩn đoán có thể dùng tần số tới 10M Hz.Sóng siêu âm là sóng dọc, tức là giao động cùng chiều với chiều lan truyền sóng. Siêu âm chỉ truyền trong môi trường giãn nở (trừ chân không). Sóng âm tạo nên một sức ép làm thay đổi áp lực môi trường.

sieu-am-tri-lieu

Tại một vị trí nào đó trong môi trường, ở nửa chu kỳ đầu của sóng áp lực tại đó tăng, trong nửa chu kỳ sau lại giảm gây ra hiệu ứng cơ học của siêu âm. Sự sinh nhiệt trong tổ chức do tác dụng của siêu âm là do hiện tượng cọ xát chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt. Đối với siêu âm, có thể tác động tới độ sâu 1/2 từ 3-5 cm.So với các tác nhân vật lý khác, siêu âm có thể làm tăng nhiệt độ ở mô sâu hơn và phạm vi chống chỉ định hẹp hơn.

2. Các phương pháp điều trị bằng nhiệt lạnh

Chườm đá: Là phương pháp hay dùng nhất, có thể cho đá lạnh vào túi rồi đắp lên vùng điều trị để giảm đau cấp.

Chà xát đá: Phương pháp để giảm đau co cứng cơ.

da-lanh

Ngâm lạnh: Phương pháp này chỉ áp dụng với chân và tay.

Bình xịt thuốc tê lạnh: Dùng trong chấn thương thể thao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *