Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt mà còn gây cản trở chất lượng cuộc sống. Mắt cận khi làm việc nhiều sẽ dễ bị mỏi mệt, khó tránh khỏi tăng độ. Do đó, để ngăn ngừa độ cận tăng bạn cần biết cách chăm sóc mắt cận thị đúng cách.
1. Đeo kính đúng độ là cách chăm sóc mắt cận tốt nhất
Đeo kính chắc chắn là giải pháp đầu tiên mà mỗi chúng ta khi bị cận thị sẽ nghĩ đến và đây cũng chính là cách hữu hiệu nhất để chăm sóc mắt bị cận thị. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là phải đeo kính cho đúng với độ của mắt, không được đeo độ thấp hoặc cao hơn vì sẽ rất dễ làm mắt bị mỏi cũng như lên độ nhanh hơn.
Theo lời khuyên của bác sĩ, những người bị cận dưới 0,75 không cần phải đeo kính thường xuyên, cận từ 1 – 2 độ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa. Đặc biệt, các bạn cần đeo kính đúng vào tầm nhìn của mắt, tránh để kính trễ xuống bởi điều đó dễ làm tăng độ cận và khiến mắt bị sụp mí. Ngoài ra người mắc tật cận thị nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để đo độ cận, thay kính theo chỉ định của bác sĩ.
2. Không nên đeo kính cả ngày để tránh sự lệ thuộc vào kính
Các bác sĩ khuyên rằng, khi không phải làm việc hoặc làm những việc đơn giản bạn nên bỏ kính để mắt được thư giãn. Không nên đeo kính cả ngày để tránh sự lệ thuộc vào kính. Đặc biệt, đối với mắt sau khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý khi ngồi làm việc trước máy vi tính và màn hình tivi (đảm bảo khoảng cách, độ cao…).
3. Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi
Ánh ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết của mắt, để ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt hoặc tối quá cũng gây hại cho mắt. Nếu phải thức thường xuyên, mắt sẽ chịu cường độ và áp lực nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt. Do vậy, cần phải có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi đúng quy định để đảm bảo sức khỏe của mắt.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa, cứ 30 – 45 phút nên để mắt nghỉ ngơi một lần khoảng 2-5 phút. Những lúc nghỉ ngơi, bạn nên nhắm mắt lại khoảng 10 giây, tránh nhìn vào màn hình tivi, máy tính, điện thoại,…
Đồng thời, bạn có thể đứng lên đi bộ 5 đến 10 phút, hướng tầm mắt ra xa khoảng 20m vào các khoảng không gian xanh. Màu xanh lá sẽ giúp dịu mắt, mát mắt hơn so với các gam màu khác như đỏ, cam hoặc vàng. Đó là do sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng của màu xanh lá cây tương đối trung tính nên hệ thống thần kinh, vỏ não và võng mạc của con người cũng dễ thích ứng hơn, giảm bớt sự kích thích đối với mắt.
Ngoài ra bạn cũng có thể thư giãn mắt bằng sản phẩm miếng đắp mắt tinh chất ngải cứu. Miếng đắp mắt thư giãn là sự kết hợp giữa hơi ấm massage mắt và hương thảo dược thư giãn, giúp giảm mỏi mắt, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm quầng thâm mắt do thiếu ngủ và giúp mắt sáng hơn.
4. Chăm sóc mắt cận bằng cách bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Ngoài việc đề ra cho đôi mắt một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế một số chất kích thích lẫn thức ăn không có lợi cho mắt như đường, thuốc lá… thì việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt cũng là một điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.
- Vitamin A: Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với mắt, đặc biệt là mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…
- Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…
- Beta carotene: Là một tiền chất của vitamin A, có vai trò rất quan trọng đối với thị giác, giúp mắt sáng hơn. Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang, … Beta carotene được hấp thu ở ruột non, vì thế khi chế biến nên kết hợp chúng với các loại dầu, mỡ để quá trình hấp thụ tốt hơn.
- Crom: Thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi ra, mắt sẽ tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nâm, nước ép nho…
- Selen: Selen có vai trò đảm bảo sự ổn định của thị lực. Selen có nhiều chất trong các loại cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt,..
- Các loại vitamin B: Thiếu vitamin B1 trong một thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượng xuất huyết võng mạc giảm thị lực. Thiếu vitamin B2, khả năng hấp thu ánh sáng của mắt sẽ giảm và hay xuất hiện hiện tượng ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc hay đục thủy tinh thể. Thiếu niacin sẽ dẫn tới việc thiếu hụt vitamin C, còi xương, bệnh mù ban đêm….Để bổ sung vitamin B1, B2 và niacin, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa, trứng…
5. Thường xuyên đeo kính chống nắng
Thông thường chúng ta cứ nghĩ rằng đã bị cận thì không cần phải đeo mắt kính mát khi ra đường. Nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm, mắt bị cận sẽ càng dễ bị tổn thương hơn mắt thường bởi ánh nắng mặt trời. Do đó cách tốt nhất đó là chúng ta trang bị cho mình một chiếc mắt kính mát có độ để có thể đi ngoài trời khi nắng gắt. Bên cạnh tác dụng chống tia cực tím, việc thường xuyên đeo kính chống nắng khi ra ngoài cũng giúp hạn chế khói bụi, hóa chất, dị vật bay vào mắt trong quá trình di chuyển.
6. Thực hiện các bài tập massage cho đôi mắt
Thực hiện các bài tập massage cho đôi mắt là cách bảo vệ mắt cận được các chuyên gia khuyên dùng. Với các thao tác đơn giản sẽ giúp cho đôi mắt của bạn đỡ mệt mỏi, được thư giãn, đôi mắt khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, massage mắt còn giúp ngăn ngừa tăng độ, nhìn đỡ “dại” hơn và không bị sụp mí. Hãy xem “7 bài tập massage mắt có thể thực hiện tại nhà” để biết thêm chi tiết.